Công ty giống cây trồngHải Đăng cung cấp các loại hạt giống rau rừng, cây giống rau rừng, rau ăn lá, cây
giống rau gia vị, cây ăn quả các loại. Đảm bảo chất lượng và số lượng với giá cả
cạnh tranh – Giao hàng tận nơi trên toàn
quốc.
Rau rừng từ lâu đã là
thức ăn vô cùng quý giá, là món ăn hầu như
đang rất được ưa chuộng trong các nhà hàng Việt. Rau rừng không những là loại
rau quý hiếm. Mà nó còn là một vị thuốc, có thể dùng để chữa bệnh.
1. Cải
soong: Rau có thành phần
dinh dưỡng rất cao. Là loại cải duy nhất có chứa iốt làm thức ăn phòng chữa bệnh
bướu cổ, giải độc nicôtin của thuốc lá, chống chảy máu, thiếu máu, giảm đường
huyết, được nghiên cứu để chống ung thư và rất nhiều bệnh khác.
2. Rau sắng
(Rau ngót núi, ngót rừng) Cây gỗ
cao 4 – 8m, đường kính thân 25 – 30cm. Rau là ngọn non bánh tẻ, hoa, quả, hạt để ăn
3. Rau
chùm bao (Lạc tiên, Nhãn lồng) Dùng ngọn non của dây lạc tiên làm rau ăn. Có
tác dụng an thần gây ngủ. Chữa mất ngủ, ngủ hay mộng mị, hồi hộp tim. Còn dùng
để lợi tiểu, tiêu viêm, giảm đau chữa ho, phù nề, viêm da, ngứa lở.
4. Rau tàu bay Ngọn và lá non dùng
làm rau ăn sống cùng các lá khác khi ăn bánh xèo, vò nát trộn muối, luộc, xào,
nấu canh hay muối dưa. Thành phần dinh dưỡng của rau tầu bay như sau % nước
91,1 protein 2,5, lipid 0,2 cellulose 1,6, dẫn xuất không protêin 3,7 khoáng
toàn phần 0,9. Trong 1kg thức ăn có protêin tiêu hoá là 18g, calcium 0,8g,
phospho 0,3g (Viện chăn nuôi 1979) còn tìm thấy 3,4mg% caroten, 10mg% vitamin
C. Để làm thuốc chữa rắn rết cắn dùng lá tươi giã nhuyễn đắp lên vết bị cắn.
5. Rau mớp. Mớp gai, chóc gai, rau gai. Để làm thuốc dùng
thân rễ, tính mát, vị cay chát. Có tác dụng lợi tiểu mạnh, mát gan, tiêu viêm.
Chữa phù thũng, đau nhức, khớp, ngứa lở ngoài da xơ gan cổ chướng (sắc 15 –
20g) trị chứng sốt rét.
6. Rau
tai voi (R – lưỡi bò) Tên
dân tộc gọi Clonh srơma. Lá và quả nấu canh ăn ngon.
7. Rau
bép (Rau danh) Gặp nhiều
ở rừng Tây Nguyên, Khánh Hoà, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc. Lá và hạt đều
ăn được, lá nấu canh suông hoặc với thịt ăn ngọt. Hạt rang ăn bùi như lạc.
8. Cải rừng
tía Cây thảo, mọc ở nhiều nơi thường ở các bãi suối
có cát. Dùng phần non luộc, xào vị đắng nhạt, hơi the tính mát, vào tâm, can.
Tác dụng làm mát huyết, giải độc, tiêu viêm. Chữa viêm họng, vú, mắt, mụn nhọt.
Trong uống ngoài đắp. Chữa quai bị: lấy 40g lá cải tím, 4g phèn chua giã nhỏ đắp.
Chữa dịch tả: Lấy cải tía và hương nhu mỗi vị 40g, sắc uống
9. Rau vẩy
ốc (Đơn rau má, cỏ bi) Lá
và ngọn non nấu canh, để ăn và làm thuốc. Thu hái mùa hạ, thu. Có vị cay đắng,
tính bình. Tác dụng lợi tiểu, hoạt huyết, tiêu viêm trừ thấp, chữa di mộng tinh, khí hư.
10. Rau tầm
bóp (Thù lù cái) Quả ăn sống,
chồi lá non luộc, nấu canh. Quả còn dùng làm thuốc thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm
ho, lợi tiểu: Chữa phù thũng. Đắp ngoài chữa đinh nhọt. Rễ tươi nấu với tim lợn
và chu sa chữa bệnh đường huyết cao.
No comments:
Post a Comment